Sự khác nhau giữa điện 1 pha, 2 pha, 3 pha là gì?
Điện 1 pha là gì? Điện 2 pha là gì? Điện 3 pha là gì? Sự khác nhau giữa điện 1 pha, 2 pha, 3 pha là gì? Đây là những câu hỏi phổ biến khi chúng ta tìm hiểu về ba loại điện năng này. Đặc biệt, điện 1 pha và 3 pha là hai loại điện phổ biến nhất hiện nay. Việc tìm hiểu và so sánh giữa ba loại điện này sẽ giúp bạn nắm rõ thông tin để sử dụng chúng hợp lý.
Điện 1 pha là gì?
Điện một pha được lấy ra từ một pha của điện 3 pha để sử dụng cho hoạt động của các thiết bị điện có công suất nhỏ, tiêu tốn ít điện năng. Trong điện 1 pha gồm có hai dây dẫn, một dây nóng (dây lửa) và một dây lạnh (dây mát). Tại Việt Nam, hiệu điện thế giữa hai dây là 220V. Còn tại một số quốc gia khác như Đài Loan, Nhật Bản thì quy chuẩn thấp hơn (100V, 110V, 120V…).
Nhiều người thường nhầm lẫn giữa điện một pha và điện một chiều, nhưng nó hoàn toàn khác nhau. Điện một chiều là dòng dịch chuyển của các hạt điện tích theo hướng không đổi, tạo ra sự hạn chế khi sử dụng. Còn điện một pha là kiểu điện xoay chiều tiện lợi hơn khi sử dụng. Nhưng điện một pha có công suất nhỏ, không thể truyền đi xa nên nó chỉ thích hợp để sử dụng trong đời sống sinh hoạt.
Điện 2 pha là gì? Sự khác nhau giữa điện 1 pha, 2 pha, 3 pha
Theo quy ước ngành điện, số pha được tính bằng số dây nóng. Chính vì thế, điện 2 pha được hiểu là điện có hai dây nóng. Khác với điện 1 pha ở chỗ, điện 2 pha sẽ có hai dây nóng và không sử dụng dây trung tính.
Điện 2 pha được ít người biết đến là do mới được phát minh, thông qua việc nghiên cứu và chế tạo máy. Dòng sản phẩm ra đời với 2 pha lửa và khi sử dụng sẽ được đấu bất kì vào đầu vào không cần dây trung tính, từ đó lấy ra được điện 1 pha ở đầu ra. Thực tế, cả hai dây đều là dây nóng, nhưng 1 trong 2 dây đó có trị số rất thấp, khoảng từ 3V – 5V do vậy mà vẫn có thể tạo hiệu điện thế U = 220V để sử dụng cho các thiết bị điện 1 pha. Do đó điện 2 pha và điện 1 pha có những điểm chung và điểm riêng:
- Đều có hiệu điện thế 220V
- Điện 2 pha là U pha
- Điện 1 pha là U dây
Điện 3 pha là gì? Sự khác nhau giữa điện 1 pha, 2 pha, 3 pha
Hệ thống điện ba pha bao gồm có 3 dây nóng và 1 dây lạnh, được nối phổ biến bằng hai cách là nối hình sao và nối hình tam giác. Điện ba pha được sử dụng nhiều trong sản xuất công nghiệp, truyền tải đối với các thiết bị có công suất lớn để giải quyết vấn đề tổn hao điện năng.
Về đường điện 3 pha cũng tương tự như 3 đường điện 1 pha chạy song song và chung 1 dây trung tính. Do đó, hệ thống điện 3 pha thường có 4 dây, 3 dây nóng và 1 dây lạnh. Điện ba pha được xếp vào điện sản xuất kinh doanh, không phải điện sinh hoạt nên giá thành sẽ cao hơn đối với điện 1 pha.
Khi sử dụng điện 3 pha sẽ dùng thiết bị điện 3 pha và điện 1 pha sẽ dùng cho thiết bị điện 1 pha. Cũng giống như điện 1 pha, điện 3 pha ở mỗi quốc gia, mỗi khu vực trên thế giới không thể giống nhau. Bởi vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ sở hạ tầng, điều kiện kinh tế cũng như khả năng đầu tư về công nghệ…
Một số giá trị điện 3 pha được sử dụng
Việt Nam đang sử dụng: 380V/3F
Mỹ đang sử dụng là: 220V/3F
Nhật Bản đang sử dụng: 200V/3F
So sánh sự khác nhau giữa điện 1 pha, 2 pha, 3 pha
Để bạn đọc có thể nhận thấy rõ được sự khác nhau của các loại điện này, sau đây sẽ là bảng phân tích và so sánh cụ thể về các đặc điểm:
Điện 1 pha | Điện 3 pha | |
Hiện điện thế | Hiệu điện thế thấp: 220V | Hiệu điện thế cao: 380V |
Đối tượng sử dụng | – Sử dụng cho sinh hoạt gia đình – Thiết bị có công suất nhỏ, – Thiết bị không bị hao phí nhiều điện năng | – Sử dụng cho việc truyền tải,sản xuất công nghiệp – Thiết bị điện có công suất lớn để giải quyết vấn đề tổn hao điện năng |
Lưu ý: Trên thực tế, nhiều hộ gia đình có hệ thống điện 3 pha sẵn, lắp đặt thêm một chiếc ổn áp 3 pha để lấy đầu ra 220V 1 pha phục vụ cho sinh hoạt. Đây là cách làm rất tối ưu bởi tận dụng được lợi thế của nguồn cấp 3 pha. | ||
Ưu điểm | – Chi phí thiết kế của điện 1 pha thấp – Sử dụng hiệu quả nhất đối với các thiết bị có công suất nhỏ. – Hệ thống điện 1 pha cũng đơn giản hơn nhiều. | – Mang hiệu quả tốt hơn – Tiết kiệm chi phí, tránh tiêu hao năng lượng. – Cấu tạo của các động cơ sử dụng điện 3 pha cũng đơn giản và có nhiều đặc tính tốt hơn so với các thiết bị dùng điện 1 pha. |
Một số câu hỏi về điện 1 pha, 2 pha, 3 pha
Bên cạnh việc biết được sự khác nhau giữa điện 1 pha, 2 pha, 3 pha thì sau đây sẽ là những kiến thức quan trọng bổ sung thêm về các loại điện này:
1. Khi nào sử dụng máy phát điện 1 pha?
Khi các thiết bị điện của bạn sử dụng dòng điện 1 pha, hoặc nhu cầu về sử dụng điện năng không quá cao và thường xuyên sử dụng.
2. Khi nào sử dụng máy phát điện 3 pha?
Khi nguồn tải có thiết bị điện 3 pha hoặc nhu cầu sử dụng điện năng cao và liên tục. Máy phát điện 3 pha thường được sử dụng bởi các doanh nghiệp, xí nghiệp sản xuất… để giải quyết tình hình quá tải điện áp hoặc không đủ điện năng…
3. Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động máy phát điện 3 pha như thế nào?
Để tạo ra nguồn điện ba pha, ta dùng máy phát điện đồng bộ ba pha có cấu tạo gồm:
– Phần tĩnh (Stato) gồm có lõi thép xẻ rãnh, trong các rãnh đặt ba dây quấn AX, BY, CZ có cùng số vòng dây và lệch nhau một góc 120 độ trong không gian. Mỗi dây quấn được gọi là một pha. Dây quấn AX gọi là pha A, dây quấn BY gọi là pha B, dây quấn CZ gọi là pha C.
– Phần quay (Roto) là nam châm điện N-S, được nuôi bởi dòng điện 1 chiều, để tạo ra từ trường biến thiên khi quay.
Nguyên tắc hoạt động
Máy phát điện ba pha hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ: Khi quay roto, từ trường sẽ lần lượt quét các dây quấn stato, và cảm ứng vào trong dây quấn stato các sức điện động sin cùng biên độ, tần số và lệch nhau một góc 120 độ. Nếu nối các đầu dây của 3 cuộn với 3 mạch ngoài giống nhau thì ta có 3 dao động xoay chiều.
4. Làm thế nào để nhận biết được điện 1 pha và 3 pha?
Sự khác nhau giữa điện 1 pha, 2 pha, 3 pha cho thấy ta có thể phân biệt nó dựa vào hình thức bên ngoài:
- Máy phát điện 1 pha có công suất nhỏ do đó thiết kế của chúng cũng sẽ nhỏ gọn hơn và có thể di chuyển được. Có thể sử dụng nhiên liệu dầu hoặc xăng.
- Máy phát điện 3 pha công suất lớn thiết kế cồng kềnh, trọng lượng lớn thường được đặt cố định tại vị trí. Sử dụng nhiên liệu dầu.
Dựa vào nguyên lý hoạt động: Dựa vào cách mắc mạch điện và số lượng cuộn dây, nam châm.
5. Có thể dùng máy phát điện 3 pha cho hộ gia đình không?
Mạng điện sinh hoạt gia đình tại nhà của chúng ta phổ biến là 1 pha. Tuy nhiên, vẫn có một số nơi là hộ kinh doanh cá thể, hoặc ở nông thôn có diện tích cây nông nghiệp nhiều thì vẫn có thể dùng điện 3 pha để sử dụng phục vụ sản xuất hoặc tưới tiêu.
Nếu gia đình bạn có hệ thống điện 3 pha sẵn, thì lắp đặt thêm 1 chiếc ổn áp phù hợp để lấy đầu ra 220V 1 pha sử dụng cho sinh hoạt. Đây là cách làm rất tối ưu bởi tận dụng được lợi thế của nguồn cấp dòng điện này.
Trên đây là thông tin về khái niệm, đặc điểm và sự khác nhau giữa điện 1 pha, 2 pha, 3 pha. Dù là sử dụng loại điện nào thì người cùng cũng cần phải luôn đảm bảo nó phù hợp với nhu cầu của mình. Đặc biệt là phải nắm chắc các thông tin kỹ thuật về từng loại điện để đảm bảo an toàn cho bạn và những người xung quanh.