Đi theo sự thay đổi của khoa học công nghệ, đồng hồ vạn năng cũng được thay đổi và nâng cấp nhiều tính năng mới. Một trong những chức năng hiện đại của dụng cụ này đó chính là đo lường điện trở. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa nắm rõ cách đo và nguyên tắc đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng. Chính vì thế nên bài viết hôm nay sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn nhiệm vụ này.
Để đo điện trở bằng đồng hồ Vom cần tuân thủ nguyên tắc gì?
Các nguyên tắc cần lưu ý khi đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng, đó là:
– Điều chỉnh núm về 0
– Không chạm tay vào đầu kim hoặc phần tử cần đo
– Bắt đầu từ thang đo lớn nhất và giảm dần
Chỉ đo điện trở khi thiết bị không được kết nối trong mạch
Khi các thiết bị còn kết nối trong mạch điện thì bạn không nên đo điện trở luôn. Tốt nhất, bạn nên loại các thiết bị này khỏi mạch điện trước khi tiến hành đo. Bởi nếu phép đo được thực hiện trong mạch, các thành phần khác xung quanh sẽ bị ảnh hưởng. Dẫn đến kết quả đo sẽ không chính xác.
Mạch kiểm tra là mạch không được cấp nguồn
Nếu phải đo điện trở trên mạch, bạn cần ngắt nguồn điện khỏi mạch. Vì khi dòng điện đi qua mạch có thể khiến kết quả đo không chính xác. Thậm chí nhiều trường hợp, dòng điện chạy qua mạch gây điện áp quá cao có thể làm hỏng đồng hồ vạn năng.
Các tụ điện trong mạch cần được xả trước khi đo điện trở
Đây là một nguyên tắc đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng cực kỳ quan trọng. Khi đo điện trở, các tụ điện trong mạch cần được xả hết điện năng ra. Việc này đảm bảo kết quả đo được chuẩn xác, không bị tác động bởi các yếu tố ngoại cảnh.
Đối với từng trường hợp điện trở sẽ có cách đo riêng
-Khi thực hiện đo điện trở nhỏ (cỡ <10Ω), bạn cần để que đo và chân điện trở tiếp xúc tốt nếu không kết quả không chính xác.
-Với các tình huống đo điện trở lớn (cỡ > 10kΩ), tay người đo không được tiếp xúc đồng thời vào cả 2 que đo. Vì như vậy điện trở của người sẽ mắc song song với điện trở cần đo. Từ đó làm giảm kết quả của phép đo.
Đồng hồ vạn năng đo điện trở như thế nào?
Đồng hồ vạn năng là thiết bị chuyên dụng giúp người dùng thực hiện các công việc đo đạch dòng điện, điện trở, kiểm tra tình trạng nguồn điện thông qua nguyên ký biến thiên điện tử. Chính nhờ thiết bị đa năng này mà công việc đo kiểm điện của con người được chính xác và an toàn hơn rất nhiều.
Hiện tại, cả đồng hồ vạn năng hiện số và hiện kim đều có thể đo được điện trở.
Cách đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng kim
Đồng hồ vạn năng kim được xem là thiết bị đo điện cầm tay giữ được khả năng đo lường chính xác, cho ra tốc độ nhanh chóng không thua kém đồng hồ hiển thị số. Với nguyên tắc đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng đơn giản như sau:
Bước 1: Vặn bộ phận núm vặn trên thân máy chuyển sang chức năng đo điện trở. Trong trường hợp lượng điện trở nhỏ, người dùng nên để thang đo x1 ohm hay x10 ohm. Đối với các thiết bị điện trở lớn thì chuyển sang chỉ số x1K ohm hay 10K ohm.
Bước 2: Với 2 dây đo có màu đỏ, đen của thiết bị thực hiện lần lượt nối dây đen vào cổng COM, dây đỏ đối với cổng (+). Chập 2 đầu kim với 2 dây đo tương ứng vào nhau để xem chỉ số kim có trở về vị trí số không.
Bước 3: Sau khi hoàn thiện bước 2, người dùng chỉ cần kim đo ở hai đầu vào hai đầu điện trở và tiến hành đo, ghi chép kết quả thu được sau khi kim hiển thị ở mặt đồng hồ dừng.
Lưu ý:
– Sau khi sử dụng xong, cần tắt đồng hồ vạn năng và chuyển công tắc chức năng sang dải điện áp cao. Việc này sẽ giúp tránh được tình trạng chọn không đúng phạm vi và chức năng cho những lần thực hiện sau.
Nguyên tắc đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng điện tử
Khác với đồng hồ vạn năng hiển thị kim, đồng hồ vạn năng điện tử được xem như sự cải tiến trở thành dòng máy đo lường hiện đại. Nó sở hữu công nghệ tiên tiến cho ra kết quả một cách nhanh chóng, chính xác mà vẫn đảm bảo tính an toàn của người dùng.
Bước 1: Sau khi khởi động máy, người dùng cần điều chỉnh bộ phận núm vặn trên thân máy sang chức năng đo điện trở giữa các khả năng đo lường khác của máy.
Bước 2: Tương tự với đồng hồ vạn năng điện tử hay nhiều thế hệ dùng kim, đồng hồ dạng điện tử vẫn được thiết kế 2 dây điện với khả năng đo lường các dòng điện ở cả hai đầu. Người dùng cần cắm dây đo có màu đen đối với cổng COM, dây còn lại cho cổng V/Ω.
Bước 3: Đặt kim đo lần lượt theo đúng quy trình và thứ tự cho hai đầu điện trở, thực hiện đo đạc và đọc thông số chính xác, cụ thể. Thông số sẽ được xuất hiện sau khi đo một cách nhanh chóng, giảm thời gian chờ đợi cho người sử dụng.
Lưu ý:
Để tránh làm hỏng đồng hồ hoặc làm ảnh hưởng đến kết quả đo. Bạn cần tuân thủ các nguyên tắc đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng số như sau:
– Luôn đảm bảo nguồn điện được ngắt hoàn toàn trước khi tiến hành đo điện trở
– Nên để que đo và chân điện trở tiếp xúc tốt khi đo điện trở nhỏ ( <10Ω) để có kết quả chính xác nhất.
– Tay không được tiếp xúc đồng thời vào hai que đo khi đo điện trở lớn (> 10kΩ) vì điều này sẽ làm ảnh hưởng tới kết quả đo.
Đồng hồ vạn năng nào có chức năng đo điện trở tốt nhất hiện nay?
Khi nắm rõ được những nguyên tắc đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng, người dùng nên tham khảo và chọn sản phẩm đồng hồ Vom phù hợp để đo điện trở chính xác. Bạn có thể tham khảo một số dòng đồng hồ vạn năng có chức năng đo điện trở như:
Đồng hồ vạn năng hiện kim Kyoritsu 1110
– Đo DCV: 0.3V/3/12/30/120/300/600V (20kΩ/V)
– Đo ACV: 12V30/120/300/600V (9kΩ/V)
– Đo DCA: 60µA/30/300mA
– Đo điện trở Ω: 3/30/300kΩ
– Kiểm tra liên tục: 100Ω
– Đo Nhiệt độ: -20ºC~+150ºC
– Nguồn kiểm tra: 1.5V (0.7~2V)
– Nguồn: R6P (AA) (1.5V) × 2
– Kích thước:140(L) × 94(W) × 39(D) mm
– Trọng lượng: 280g approx
– Phụ kiện đi kèm: Que đo, Pin, Hộp đựng, HDSD Phụ kiện chọn thêm: Que đo nhiệt độ
Đồng hồ đa năng điện tử mini bỏ túi FLUKE 101
FLUKE 101 thiết kế nhỏ gọn, cầm vừa tay, có thể mang đi mọi lúc, mọi nơi. Thiết bị sở hữu đầy đủ tính năng và đáp ứng tốt nguyên tắc đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng. Nhờ đó, máy hoạt động mạnh mẽ để xử lý các công việc đo lường hàng ngày.
Thông số kỹ thuật
– Định mức: CAT III 600 V
– Dải đo điện áp AC: 600,0 V
– Dải đo điện áp DC: 600,0 V
– Dải đo điện trở Ohm: 40,00 MΩ
– Tự động tắt khi không sử dụng: Có
– Kiểm tra thông mạch: Có
– Đo tụ điện : 100,0 μF
– Đo tần số: 100,0 kHz
– Nhấn giữ kết quả đo (HOLD): Có
– Kích thước: 130 mm x 65mm x 27mm
– Trọng lượng: 160g
– Pin: 2 viên pin AAA
Đồng hồ vạn năng hiện số Kyoritsu 2000
Sở hữu Kyoritsu 2001, công việc đo, kiểm tra và sửa chữa điện sẽ trở nên đơn giản và dễ dàng hơn bao giờ hết.
Thông số kỹ thuật:
– Đo DCV: 340mV/3.4/34/340/600V
– Đo ACV: 3.4/34/340/600V
– Đo DCA: 60A ACA: 60A
– Đo điện trở Ω: 340Ω/3.4/34/340kΩ/3.4/34MΩ
– Continuity buzzer: 30Ω
– Đo Tần số (ACA): 3.4/10kHz (ACV) 3.4/34/300kHz
– Kìm kẹp: φ6mm
– Nguồn: R03 (DC 1.5V) × 2
– Kích thước: 128(L) × 87(W) × 24(D)mm
– Trọng lượng: 210g approx
– Phụ kiện đi kèm: Pin R03 (DC 1.5V) × 2, HDSD
Đồng hồ vạn năng chỉ thị kim Hioki 3030-10
Đây là sản phẩm tiêu biểu đáp ứng tốt các nguyên tắc đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng, được sử dụng nhiều trong lĩnh vực nghiên cứu điện, điện tử…
Thông số kỹ thuật:
– Dải đo điện áp DC: 0,3 V (16,7 kΩ/V), 3/12/30/120/300/600 V (20 kΩ/V)
– Dải đo điện áp AC: 12 V (9 kΩ/V). Độ chính xác: ± 4% f.s. 30/120/300/600 V (9 kΩ /V) Độ chính xác: ± 2,5% f.s
– Dải đo dòng DC: 60 μA / 30 m / 300 mA (300 mV internal voltage drop). Độ chính xác: ± 3% f.s
– Dải đo điện trở: 0 ~ 3 kΩ (trung tâm thang đo là 30 Ω), R × 1, R × 10, R × 100, R × 1 k
– Kiểm tra Pin: 0,9-1,8 V, trở kháng 10 Ω, độ chính xác: ± 6% fs
– Thang đo nhiệt độ: 3030-10 có thang đo nhiệt độ
– Nguồn cấp: Pin R6P (AA) ×2
– Kích thước và khối lượng: W95 x H141 x D39, 280 g
– Tiêu chuẩn: CE CAT III 600V
– Phụ kiện đi kèm: Que đo L9207-30 × 1, cầu chì × 1, Pin R6P (AA) × 2, HDSD × 1, hộp đựng 9390 × 1.
Trên đây là một số dòng đồng hồ vạn năng có chức năng đo điện trở hiệu quả cho bạn tham khảo. Đồng thời chúng tôi cũng đã đưa ra các nguyên tắc đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng để bạn nắm. Và để thực hiện thao tác đo điện trở chính xác, có được thiết bị đồng hồ vạn năng chất lượng. Hãy liên hệ với TKTech – địa chỉ cung cấp đồng hồ đo điện Chính hãng – Giá rẻ – Bảo hành cao!